Giải pháp nào để Du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn vượt qua hậu quả của COVID19?

by admin

Giải pháp nào để Du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn vượt qua hậu quả của COVID19?

by admin

by admin

Cần các giải pháp mang tính chiến lược kết hợp đồng bộ từ vĩ mô đến vi mô để giải cứu ngành Du lịch vượt qua hậu quả của COVID19 và trở lại vị thế ngành kinh tế mũi nhọn.

Tính đến 11.3.2020 đã có hơn 100 nghìn người nhiễm COVID19 và có hàng ngàn người đã ra đi. Riêng Việt Nam con số đã tăng lên 35 trường hợp (trong đó 16/35 đã được chữa khỏi – chính vì vậy kinh nghiệm trong giai đoạn đầu chặn đứng dịch đang được LHQ sử dụng để chia sẻ cho các nước). Khả năng tình hình dịch COVID19 ở Việt Nam còn có thể gia tăng sau khi ý thức cá nhân kém của 1 vài cá nhân trong đó có cả người dân giàu có và cả khách du lịch dã khiến Việt Nam bước sang giai đoạn 2 của chúng dịch cam go hơn thay vì đã được công bố hết dịch.

Hiện nay con số thiệt hại về tài chính chưa thể thống kế do dịch chưa dừng lại, song ước tính thiệt hại đã lên cả ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Do đó rất cần đến các giải pháp vĩ mô và vi mô cho nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Trong thời gian qua và sắp đến Chính phủ đã và sẽ có nhiều giải pháp mag tính chiến lược và chiến thuật từ vi mô đến tác chiến để phục hồi lại nền kinh tế.

Các giải pháp vĩ mô phục hồi nền kinh tế mũi nhọn có thể bao gồm :

  1. Bơm các gói hỗ trợ nền kinh tế/thêm dòng tiền cho nền kinh tế. Đây sẽ là giải pháp không thể thiếu được xem là tiếp máu cho nền kinh tế bị suy kiệt.
  2. Hoãn/lùi/miễn/giảm các khoản thuế GTGT, Thu nhập DN, TNCN, gốc lãi vay ngân hàng, thuê đất .v.v..
  3. Cách ly, tạm ngưng nhập xuất cảnh hoặc miễn thị thực, đóng cửa khẩu .v.v…
  4. Chính sách bình ổn giá, giảm giá các mặt hàng thiết yếu và tăng sản xuất các mặt hàng thiết yếu.
  5. Cắt giảm đầu tư và các dự án không phải là quan trọng, cắt giảm chi tiêu công.
  6. Định hướng giải quyết các vấn đề xã hội qua ứng dụng 4.0 như học qua mạng .v.v…

Các giải pháp vi mô giúp phục hồi nên kinh thế mũi nhọn có thể áp dụng:

  1. Cắt giảm chi phí marketing…đầu tư mới, nâng cấp cải tạo sửa chữa lúc này (tùy theo sức mạnh tài chính để điều chỉnh)
  2. Tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu… đi công tác, hội họp
  3. Nhân sự nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ lễ (ứng nghỉ trước), nghỉ không lương 1 phần và toàn phần, luân phiên nghỉ … (theo từng cấp độ từng giai đoạn, tùy theo tình hình của từng doanh nghiệp).
  4. Giảm quy mô sản xuất, điều chỉnh các đơn hàng/các hợp đồng sang thời điểm thích hợp.
  5. Xin hoãn/lùi/miễn/giảm/dãn nợ thuế, các khoản vay, BHXH… chi trả/hỗ trợ tiền nghỉ ốm và thất nghiệp…
  6. Tuân thủ cách ly, thực hiện tốt các khuyến cáo hướng dẫn của cơ quan quản lý và chuyên môn. (Tự nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ mình, người thân và cộng đồng).
  7. Truyền thông tốt những tấm gương trong chống dịch và lên án/xử nghiêm những người ý thức kém, gây hậu quả hoặc cản trở công tác chống dịch. (Chia sẻ thông tin từ cơ quan chức năng, tránh chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng làm hoang mang hoặc lam dụng ngôn từ tiêu cực. Trung thực, Bình tĩnh, lạc quan, tinh táo, không chủ quan khi chống dịch).
  8. Xử lý mạnh và nặng hơn nữa các trường hợp vi phạm về phòng chống dịch.
  9. Tái đào tạo để củng cố và nâng cao lại tay nghề sau khi dịch đã được kiểm soát (Tránh đào tạo trong lúc dịch vì nguy cơ lây nhiễm cao khi tụ tập đông người/khó kiểm soát. Đào tạo xong phải nghỉ việc dẫn đến quên kiến thức).

Ths. Trần Xuân Mới – Founder/CEO – ATM.

Top