Ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam chịu hậu quả từ COVID19.

by admin

Ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam chịu hậu quả từ COVID19.

by admin

by admin

Nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đều xác định ngành kinh tế mũi nhọn là Du lịch. Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn thu chủ yếu cho một số địa phương dựa vào du lịch. Vì vậy, du lịch còn được gọi là ngành công nghiệp không khói hay con gà đẻ trứng vàng.

COVID19 đã gây ra những hậu quả theo cấp số nhân đối với ngành kinh tế mũi nhọn.

Mấy tháng qua con gà không còn đẻ ra trứng vàng nữa do bị ảnh hưởng bởi COVID19. COVID19 đang làm tê tái không chỉ ngành Du lịch mà tất cả các ngành nghề và lĩnh vực bởi những đòn tấn công vô hình không ngừng lây lan.

Du thuyền sang chảnh dành cho thượng khách trở thành nơi giam lỏng và cách ly bất đắc dĩ bởi COVID19.

Có thể nói Du lịch là một trong những ngành ảnh hưởng nặng nề nhất. Kinh doanh dịch vụ có tỷ trọng vô hình chiếm đến 80%. Hàng hóa không tồn kho được nên qua ngày nào là hàng hóa mất đi chứ không hy vọng vớt vát gì được. Chuyện giải cứu cũng không thể đặt ra trong khi ngành nghề nào cũng cần giải cứu (trừ một số con sâu lợi dụng lòng tốt làm giải cứu tôm hùm sau đó bơm thuốc vào tôm hùm để bán cho người giải cứu). Ngành khách sạn nếu giải cứu thì càng lỗ bởi phòng khách sạn không thể nào giảm sâu đến 80 hay 90% được.

Khách sạn phải đóng cửa vì COVID19.

Nguồn khách từ giảm dần đến mất hẳn. Doanh thu giảm rồi đến thất thu, mất hết cả gốc và lãi, không còn khả năng chi trả. Tiền lãi của 1 năm thì cũng chỉ có thể cầm cự chhi trong 3-4 tháng là cháy túi. Trong kinh doanh ít ai có quỹ dự phòng được như vậy vì tiền luôn phải luôn chuyển.

Một trong những tụ điểm náo nhiệt nhất về ban đêm ở xứ Đà thành không một bóng người vì COVID19.

Chi phí bảo trì, chăm sóc cây xay hay tòa nhà rất lớn. Nếu không vận hành nhẹ thì hệ thống phòng ốc sẽ hôi, máy móc thiết bị cũng sẽ hỏng. Các khách sạn resort gần biển càng bị nặng hơn. Đóng cửa  khách sạn ngay thì chi phí tái setup hoặc sửa chữa khi mở cửa trở lại cũng khá cao. Tất cả đều ngồi trên lửa. Đóng cửa hay mở cửa cũng không ổn..chỉ còn duy trì cầm cự.

Các ngành nghề khác bị ảnh hưởng theo dây chuyền

Không có khách thì các lĩnh vực vui chơi giải trí, spa, massage, karaoke….cũng chung số phận, khổ hơn là ai đi thuê mặt bằng.

Hàng không, taxi, tàu thủy đều điêu đứng….Nhiều người vay tiền mua xe Grab cũng khóc dở mếu dở.

Sân bay vốn là nơi luôn đông, COVID19 đã làm nó trờ nên ảm đạm.

Ngành nông nghiệp rau củ quả hải sản…cũng vì vậy mà bán ít đi, doanh thu giảm…

Ngành xuất nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng cũng giảm..

Đi lại ít lượng tiêu thụ xăng dầu cũng giảm…

Thất nghiệp tăng lên.

Ngành y và bảo hiểm thêm gánh nặng.

An ninh, công an, quân đội, hải quan…thêm vất vả.

Giáo dục khủng hoảng dạy và học.

Ngân hàng cũng rối trong vụ gỡ nợ gốc lãi, nguy cơ vỡ nợ cao.

Ngành may mặc/thời trang, ôtô….đều trong vòng xoáy tụt dốc do COVID19.

Các hoạt động tư vấn cũng tạm dừng do chi khi tư vấn xong chưa thể triển khai được.

Ngành du lịch giảm toàn tập và là ngành có liên quan đến nhiều ngành do đó ói ảnh hưởng của COVID19 lên nền kinh tế là cấp số nhân. Ngành du lịch đứng trước bờ vực của cuộc đại khủng hoảng. Hậu quả của dịch bênh này còn lâu dài vì chưa biết khi nào COVID sẽ bị khống chế trong khi tốc độ lây lan hiện nay đã đến gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, số nhiễm lên đến cả trăm nghìn người, số người chết cũng đã lên đến vài ngàn.

Ngay cả khi Việt nam không có ai bị nghi nhiễm thì các ngành nghề sẽ vẫn phát triển chậm do khách Quốc tế sẽ ít đi du lịch. Khả năng hết dịch để lấy lại tăng trưởng thì mọi thứ gần như bắt đầu lại, có thể hết quý 3/2020 mới có thể bắt đầu. Với khách quốc tế sẽ lâu hơn vì phụ thuộc vào việc chấm dứt dịch ở thị trường khách đến Việt nam. Thời gian để khách đi du lịch cũng cần có thời gian lên kế hoạch. Lượng khách đi cũng sẽ giảm do nền kinh tế suy giảm làm ảnh hưởng đến sức mua/khả năng tiêu dùng. Nếu kéo dài nhiều doanh nghiệp và tập đoàn sẽ bị phá sản.

Một vài số liệu thống kê về thiệt hại ban đầu

Theo số liệu thống kê từ Cục thống kê của thành phố Đà nẵng thì quy mô của nền kinh tế thành phố năm 2019 ước đạt 109,000 tỷ, trong đó thương mại dịch vụ chiếm tới 64,35%. Du lịch dich vụ với vai trò là nghành kinh tế mũi nhọn đã đẻ ra trứng vàng trong lĩnh vực lưu trú với 7.355,4 tỷ, ăn uống 14.776 tỷ.

Khách Hàn Quốc và khách Trung quốc chiếm khoảng 70% của 3,5 triệu lượt khách đến Đà nẵng trong 2019. Như vậy có thể nói với tình hình dịch bệnh COVID19 thì hai thị trường khách du lich chính của Đà nẵng đã bị tạm “đóng cửa” và khả năng phục hồi chưa thể xác định thời điểm. Nhiều khách sạn ở Đà nẵng chuyên đón và phục vụ đối tượng khách từ 2 thị trường này đương nhiên không còn lựa chọn nào khác là hoạt động cầm cự nếu như không muốn nói là đóng cửa. Nguồn thu bị ảnh hưởng rất nhiều, nên kinh tế bị suy yếu và khủng hoảng nghiêm trọng có thể xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Vậy giải pháp nào cho ngành du lịch? Xem bài tiếp theo về giải pháp để ngành kinh tế mũi nhọn vượt qua khủng hoảng thời COVID19.

Công ty ATM.

3 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Top