Bức tranh kinh tế du lịch ảm đạm và hy vọng trở nên tươi sáng hơn
Ai cũng mong chờ câu trả lời để thời gian phục hồi kinh tế du lịch càng sớm càng tốt. Tất cả đều hy vọng chỉ có thế! Nhưng thật khó để có câu trả lời tương đối chính xác khi nào kinh tế du lịch có thể phục hồi. Bởi chúng ta chưa biết khi nào sẽ cắt được Covid19 bằng vacxin. Du lịch chỉ có thể phục hồi khi vacxin được phủ sóng toàn cầu hoặc ít nhất cũng ở phạm vi châu lục.
Số ca nhiễm tăng cao, dịch bệnh ở nhiều nước chưa được kiểm soát, khả năng tái phát cao.
Theo trang tin điện tử của Bộ y tế đến nay đã có hơn 30 triệu người nhiễm Cocid và gần 1 triệu người tử vong. Trong khi số ca nhiễm mới không ngừng tăng lên chóng mặt. Nguy cơ tái phát, tái bùng phát cao.

Mối quan hệ kinh tế du lịch và thị trường khách du lịch
Kinh tế du lịch có tính mạng lưới liên kết chặt chẽ với nhiều ngành nghề, quốc gia và lãnh thổ. Vì vậy, ngay cả khi Việt nam hoàn toàn hết dịch thì du lịch sẽ chưa thể phục hồi. Nguyên nhân: các nước vẫn bị covid bao vây.
Thị trường khách quốc tế đóng băng (ngoại trừ số ít ngoại giao, chuyên gia…) Hy vọng còn lại tập trung vào khách nội địa?
Bức tranh khách nội địa sẽ ra sao?
Tình hình chung, quý 4/2020 và quý 1/2021 là mùa thấp điểm của khách nội địa. Nếu không có Covid thì mùa thấp điểm của khách nội địa thì có màu cao điểm của thị trường khách quốc tế bù lại. Nhưng vì covid nên lượng khách này không có.
Người dân chưa sẵn sàng đi du lịch, vì sao?
- Cần tập trung vào công việc để phục hồi kinh tế, vớt vát lại phần thất bát do covid.
- Tâm lý chưa thỏa mái để đi du lịch về công ăn việc làm, thu nhập, con cái học hành, lương, thưởng, nợ nần….
- Lo cho tết dương và tết âm.
- Chưa sẵn sàng đến các tỉnh thành đã từng có bệnh nhân covid
- Sẽ ưu tiên đến các tỉnh thành còn hoang sơ và chưa có bệnh nhân covid. Tuy nhiên, lượng khách này sẽ không nhiều vì đi lại mất nhiều thời gian.
- Cảm giác chưa thoả mái để đi du lịch vì chưa biết dịch còn tái phát hay không.
Kịch bản để cứu ngành du lịch phá sản:
Câu chuyện các gói kích cầu
Các gói kích cầu của các doanh nghiệp, của các địa phương sẽ có tác dụng như muối bỏ bể. Cần một gói kích cầu mang tính liên kết vùng miền và được thúc đẩy bởi chính sách cứu ngành kinh tế mũi nhọn từ Chính phủ.
Rút kinh nghiệm kích cầu từ những làn trước. Cụ thể: tính liên kết yếu, tính tự phát cao, biến tướng của kích cầu là cạnh tranh giá, cạnh tranh không bền vững…
Dù có kích cầu thì người dân sẽ chưa thể đầu tư cho các chuyến du lịch vì những vấn đề nêu trên.
Các giải pháp vi mô và vỹ mô:
- Hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp để duy trì hoạt động ở mức cầm cự.
- Trả lãi vay ưu đãi sau khi du lịch hoạt động trở lại được 12 tháng
- Thúc đẩy phát triển nền kinh tế số/thương mại điện tử/kinh tế chia sẻ/kinh doanh online/ứng dụng 4.0
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề sang lĩnh vực online/công nghệ thông tin/ngành nghề truyền thống/sản xuất cung ứng nhu yếu phẩm/chăm sóc sức khoẻ/ đào tạo online…
- Lùi/giãn lịch trả nợ cho các doanh nghiệp
- Hỗ trợ thất nghiệp, duy trì các chế độ chính sách ở mức cơ bản
- Giảm phí điện, nước….
- Tổ chức các tour nội địa kèm theo phần kiểm kiểm soát dịch để khách thấy an tâm (khuyến cáo/chia sẻ/cập nhật/hỗ trợ bảo hiểm…)
Dự báo thời điểm bắt đầu có dấu hiệu phục hồi kinh tế du lịch
Sớm nhất đầu quý II/2021 và muộn hơn đầu quý II/2022.
Tham khảo thêm tại đây và tại đây
Trần Xuân MỚI
Founder/CEO ATM