Việt Nam đã mở cửa du lịch trở lại. Vì vậy, ngành Du lịch đang đứng trước cơ hội phục hồi. Nhưng ngành Du lịch cũng đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực du lịch khủng hoảng đang là một trong những vấn đề lớn nhất của ngành.
36 đơn vị là công ty du lịch, khách sạn nhà hàng …có quy mô đến 5 sao của các tập đoàn lớn phản ánh bức tranh nhân sự của ngành qua các số liệu sau:
- Đơn vị của bạn hiện có khoảng bao nhiêu % nhân sự so với trước dịch?/How many percentages of staff that organization currently has compared to before Covid-19 outbreak?
2. Hiện nay đơn vị của bạn cần bổ sung thêm khoảng bao nhiêu % nhân sự so với số hiện có?/How many additional percentages of employees that your organization needs in comparison to the existing staff?
3. Mức độ khó khăn trong tuyển nhân sự hiện nay như thế nào?/How is the current level of difficulty in recruiting personnel?
4. Lượng hồ sơ nộp xin việc?/How is the number of job applications?
5. Chất lượng Hồ sơ?/How is the quality of CV?
6. Mức độ Nhân sự cũ quay trở lại?/What is the level of the old staff returning to work?
7. Chính sách nhân sự hiện nay như thế nào?/How is the current personnel policy?
8. Đào tạo nhân sự như thế nào?/Personnel training?
Các thành viên tham gia khảo sát cũng đã trả lời câu hỏi: Làm thế nào để phục hồi nhân sự du lịch hậu Covid-19? như sau:
- Cần xem lại chính sách trượt giá để kích cầu người lao động;
- Đội ngũ CBQL (TBP/TT ) cần phải được đào tạo nâng cao ý thức nghề cao thì mới thúc đẩy CBNV;
- Phải có người đào tạo giỏi;
- Cần có người làm phát triển văn hóa tốt để tạo thêm môi trường làm việc tốt để CBNV gắn bó hơn;
- Chế độ phúc lợi tốt để bảo đảm sự ổn định. Xây dựng cập nhật Chế độ Chính sách đãi ngộ tốt hơn bên cạnh Lương. Cần tăng lương và thưởng;
- Mở các trung tâm đào tạo nhân sự dự bị cấp bằng nghề, đào tạo định hướng nghề để các bạn hiểu nghề và gắn bó với nghề;
- Mức thu nhập THẬT hấp dẫn (Vì họ đã RA đi bỏ nghề …KHÓ quay lại)
- Phải có khách Quốc tế;
- Đào tạo và đào tạo lại tại chỗ cũng như cần sự trợ giúp của các cơ sở đào tạo nghề;
- Các địa phương khu vực xa đô thị cần chủ đạo tạo nguồn lao động ngành DL;
- Các kế hoạch và chiến lược ngắn hạn theo từng mùa/quý;
- Giữ nhân sự nồng cốt, tuyển nhân sự là sinh viên mới ra trường, chấp nhận chi phí đào tạo chúng ta sẽ có đội ngũ nhân sự năng động;
- Khuyến khích nguồn nhân lực mới/Chính sách khơi lại sự ỔN ĐỊNH của NGHỀ Du lịch;
- Mức lương và chế độ đãi ngộ của những khách sạn liên doanh 30 năm trước cao gấp 03 (ba) lần so với công nhân các khu công nghiệp. Nhưng hiện nay, chỉ cao hơn không đáng kể và vẫn đòi hỏi cao… luôn đòi hỏi bằng cấp – ngoại ngữ và cả hình thức ưa nhìn…;
- Cầncó chế độ tốt hơn cho ngành khách sạn để giữ người cũng như có nguồn nhân lực chất lượng cao;
- Thiếu nhân sự cấp cao và có kinh nghiệm trong ngành Nhà hàng và Khách sạn;
- Cần có hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận.
ATM mong rằng kết quả khảo sát trên phần nào cung cấp thêm thông tin hỗ trợ cho các bên liên quan trong công tác quản lý, vận hành, tuyển sinh, cơ hội việc làm… để chủ động hơn cho việc phục hồi của từng đơn vị du lịch, góp phần phục hồi ngành du lịch nhanh chóng và hiệu quả.
Tham khảo chính sách hỗ trợ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại đây.