Tự lãnh đạo chính mình
Khó nhất trong lãnh đạo đó là tự lãnh đạo chính mình. Lãnh đạo chính mình là cách tự dẫn dắt chính mình trước khi muốn đạt được kết quả nào đó hay muốn dẫn dắt ai đó để rồi họ đi theo một cách tự nguyện. Chỉ khi tự lãnh đạo chính mình và làm việc với tinh thần lãnh đạo ta mới thấy vui sướng và thành công mới đến. Điều đó luôn cần ta tự nâng cao nhận thức, luôn học hỏi trao dồi, tự chịu trách nhiệm, chủ động trong mọi công việc…không chờ cấp trên giao việc mới làm mà còn tự tìm ra việc để làm, chủ động tham mưu, đề xuất, giải quyết các vấn đề…
Lãnh đạo sự tự do
Người không tự lãnh đạo – họ quan tâm gì?
Chả có gì thú vị khi ta phải làm việc với ai đó cứ phải đôn đốc. Họ làm việc chểnh mảng, họ hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều. Họ không báo cáo, không trao đổi thông tin 2 chiều. Họ làm việc trong tâm trạng chỉ sợ làm nhiều hơn những gì mình nhận được. Thậm chí họ nhận cao hơn những gì bản thân họ đáng được nhận nhưng tiếc thay họ không nhận ra điều đó. Họ luôn quan tâm mong chờ những gì bản thân họ được nhận. Họ say sưa vui vẻ với những gì họ nhận được. Song họ lại rất khó chịu và nhớ rất lâu về một điều nào đó chẳng may xảy ra không đúng ý họ (ví dụ: bình thường lương thưởng nhận buổi sáng, nay bỗng dưng nhận vào buổi chiều…).
Họ tự mình quyền phán xét và đòi hỏi. Họ chẳng quan tâm đến bối cảnh hoàn cảnh. Họ chả cần thấu hiểu ai ra làm sao mặc kệ ..miễn việc của mình được là OK.
Kẻ không tự lãnh đạo luôn đổ cho thất bại là vì hoàn cảnh
Thực tế luôn có những người làm việc như vậy. Đó là lý do giải thích cho tại sao đi làm việc lại có người thành công và có người lằng nhằng và có người thất bại, có người được yêu, có người bị ghét…tất cả do ăn ở mà ra.Điều mâu thuẫn nhất là họ muốn rất nhiều nhưng họ làm chả được bao nhiêu. Họ không nỗ lực làm việc để có được điều đó họ muốn. Và rồi, sau đó họ kể toàn lý do, khó khăn, biện minh cho bản thân…Chỉ có khó khăn abc là sai còn bản thân họ luôn đúng. Ta có muốn làm việc với những người như vậy? Điều gì sẽ xả ra với cá nhân và tổ chức có những người như vậy?
Cấp độ 1: Chức vụ
Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo do phân cấp quyền lực. Đây là lúc “mọi người theo bạn vì họ phải làm như vậy, vì đơn giản họ chỉ muốn có việc và lương – không hơn không kém”. Ở cấp lãnh đạo này nhân sự rất thiếu tính chủ động/sáng tạo, sức ì cao, sự phát triển gần như bằng không.
Cấp độ 2: Sự mong muốn/Mối quan hệ
Mọi người đi theo bạn vì họ muốn theo. “Mọi người theo bạn vì họ muốn như vậy”, Maxwell nói. “Mọi người sẽ theo bạn nhiều hơn là uy tín hiện có của bạn. Cấp độ này là sự tạo cảm hứng cho công việc”. Tuy vậy, Maxwell cũng cảnh báo không nên ở quá lâu tại cấp độ này: “Ở lại quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên thiếu động”.
Cấp độ 3: Định hướng kết quả/Cấp độ sản xuất
Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. “Đây là một nơi mà hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công”, Maxwell nói. “Họ thích bạn và thích việc bạn đang làm cho tổ chức. Các vấn đề được giải quyết với rất ít nỗ lực vì đã có động lực từ bạn”. Thành công được cảm nhận bởi người khác, họ thích bạn và thích nhiệm vụ của bạn, và các vấn đề dễ dàng được giải quyết.
Cấp độ 4: Phát triển con người
Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. “Đây là sự phát triển lâu dài cho tổ chức”. John Maxwell lưu ý. “Cam kết phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp của bạn sẽ đảm bảo sự phát triển cho tổ chức và cho mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để phát triển nó”.
Cấp độ 5. Cá nhân
“Nó chỉ dành cho những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức, nhưng không nhiều người có được điều này” Video nguồn: Mas