Không cần tuyên bố thì Việt Nam đã chiến thắng giặc COVID19 vang dội. Vì Thế giới đã ghi nhận và khâm phục. Trong niềm vui chiến thắng ấy, tất cả đang hối hả lao vào đón nhận những cơ hội nhanh nhất. Tất cả đều mong sớm lấy lại những gì mình đã mất, thậm chí vươn lên càng nhanh càng tốt.
Song tĩnh tâm, suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi vô cùng quan trọng sau:
- Chúng ta đang có những cơ hội và những thách thức nào đối với kinh tế du lịch của Việt nam hậu COVID19?
- Chúng ta sẽ làm gì để nắm, lựa chọn đúng cơ hội và vượt qua các thách thức?
Đặt câu hỏi xong và tìm câu trả lời cho chúng ta sẽ thấy không ít băn khoăn trước các cơ hội và lo lắng trước các rủi ro tiềm ẩn.
Bức tranh Cơ hội và Thách thức.
Ai cũng nói và khẳng định Việt nam sẽ nhiều cơ hội. Cơ hội sẽ đế với chúng ta như một bữa tiệc tự chọn để chúng ta lựa chọn. Nhiều quốc gia và nhiều tập đoàn sẽ lựa chọn Việt nam là đối tác, là điểm đến. Chúng ta mong và tin là như vậy. Nhưng chắc chắn chúng ta cũng phải lựa chọn và không thể chào đón hết tất cả. Làm sao tất cả đều được vui vẻ ngay cả khi chúng ta nói “không” vói họ. Đó là giá trị và tầm thế của Việt nam ở tầm cao mới trên thế giới. Song chúng ta sẽ mong chờ 1 khảo sát, 1 báo cáo cụ thể về vấn đề này xem có bao nhiêu quốc gia, công ty hay tập đoàn đã đạt vấn đề, bao nhiêu đã cam kết, bao nhiêu dã ký kết, bao nhiêu sẽ ký kết, ở những lĩnh vực nào…. từ cơ quan chuyên trách. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có định hướng chiến lược đầu tư an toàn và hiệu quả cao. Chúng ta không thể cảm nhận và nói với nhau bằng cảm tính được.
Chúng ta khoan vội quá mừng vì làn sóng đầu tư đổ về Việt nam mà cần nhìn lại vấn đề hay chúng ta mới thấy hiện tượng. Biết đâu trong những năm qua TQ đã bợ đủ. Nhân dịp này họ muốn đất nước họ trở nên yên bình hơn. TQ muốn chuyển sang làm kinh tế du lịch thay vì làm nhà máy của cả thế giới như trước đây thì sao??? Vì vậy, nếu có việc này thì việc các nhà máy tập đoàn ra đi khỏi TQ lại là cái mà TQ mong muốn và có lợi…Họ không phải đền bù gì…???
Ở lĩnh vực kinh tế du lịch:
Cơ hội đầu tiên là phục vụ và kích cầu du lịch nội địa.
Cơ hội này đã không phải chờ đợi ở những tỉnh thành mà trước đó không có trong danh sách nguy cơ về nhiễm COVID19. Có nơi như Đà Lạt bị vỡ trận. Sức mua, nhu cầu đi cao sau dịch ở những thị trường phân khúc khách hàng mục tiêu vốn vẫn có tiền và có nhu cầu đi từ trước đến nay. Họ đi để xả sự bí bách do bị cách ly dẫn đến tăng ngoài sự kiểm soát. Sau đó nu cầu sẽ giảm mạnh và lên dần lại sau 3-6 tháng nếu dịch không quay trở lại. Khi kinh tế Việt nam tăng trưởng chậm trong thời gian 6-12 tháng tới thì sức mua và nhu cầu đi du lịch sẽ không cao như trước đây. Sau dịch, người dân vẫn có tâm lý dè chừng. Theo phán đoán, nhu cầu đi du lịch này sẽ tăng lên chừng 45-50% so với trước đây vào dịp cuối 2020.
Kinh tế Việt nam còn phụ thuộc vào kinh tế thế giới, sự giao thương và lưu thông hàng hóa. Nếu dịch ở các nước trên thế giới chuyển biến tốt trong tháng 6-7/2020 thì nhu cầu đi du lịch nội địa sẽ tăng lên khoảng 60-70%. Cơ hội tốt để khai thác thị trường nội địa sẽ là thị trường chính.
Cơ hội phục vụ khách du lịch đến từ các nước trong khu vực:
Trước tiên phải kể đến thị trường lớn là TQ.
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang gồng mình chống dịch thì Trung quốc đã sẵn sàng cho những chuyến đi. Tất nhiên họ sẽ không đi đến các nước có dịch. Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên số 1 vừa gần, chi phí rẻ do Việt nam sẽ kích cầu. Sang du lịch Việt nam không chỉ đơn thuần là du lịch. Chắc chắn với tâm của người TQ đi du lịch họ sẽ đi rất khác khách du lịch từ nhiều thị trường khác.
Chúng ta không bàn sâu về chuyện này. Nhưng chúng ta không để trả giá cho đắt cho những bài học hay phải rút kinh nghiệm. Chỉ cần xem các nước đang đối xử như thế nào với TQ và vì sao họ lại đối xử như vậy? TQ đã giúp các nước khác chống dịch như thế nào? TQ bán lại khẩu trang cho đối tác từ khẩu trang của đối tác đã cứu mình? Các bộ test của TQ bị trả lại vì hơn 80% kém chất lượng….còn của nước họ dùng thì không vấn đề? Người ta tìm thấy virus ở đâu nữa..trong hàng hóa của TQ có những gì?. …
Nói vậy là để chúng ta đề phòng và cảnh giác chứ không phải để bài trừ. Chúng ta đã sống và tồn tại và phát triển bên cạnh một người anh khổng lồ với bụng rất tốt mà không cần nói ai cũng hiểu.
Hiển nhiên, chúng ta vẫn mở cửa/không đóng cửa..nhất là với TQ. Nhưng mở hay đóng thì bằng sự khôn khéo…. Trong bối cảnh tất cả đều mong hoạt động trở lại…thấy khách sao không mừng…nhưng mừng quá sẽ dẫn tới hiểm họa… (buồn hay vui quá đều nguy hiểm, có thể dẫn đến chủ quan, mất kiểm soát0.
Câu chuyện thị trường phụ thuộc vào một thị trường chính:
Thử hỏi nếu lượng khách du lịch TQ sang Việt nam trong Quý III và Quý IV chiếm 90% ở tất cả các tỉnh thành nơi là điểm đến du lịch chính…điều này sẽ dẫn đến có thể thị trường TQ chiếm lĩnh độc quyền điểm đến là Việt nam. Số liệu khảo sát của C9 Hotelworks và Deliverying Asia Communications cho thấy 90% ở độ tuổi từ 20-29 tuổi được khảo sát muốn đổ xô đi du lịch Việt nam. Lưu ý: độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp…có quyết định rất nhiều đến yếu tố du lịch có trách nhiệm.
Khi các nước Châu Âu….Mỹ đi du lịch trở lại họ sẽ đi du lịch ở đâu? Họ sẽ trải nghiệm như thế nào khi ở đó có đến 90% là khách TQ? Không cần trả lời chúng ta cũng đã hình dung ra vì sao lại có câu hỏi này. Như vậy, cánh cửa đón khách du lịch lịch từ các thị trường Âu, Á, Úc…còn lại chúng ta vẫn mở nhưng hiệu quả sẽ ra sao?. Khi đó, thị trường Du lịch Việt nam sẽ phụ thuộc vào thị trường TQ là chính. Người anh khi đó sẽ làm gì thì không ai lường trước được.
Vì vậy, về vĩ mô và vi mô chúng ta vẫn chơi đẹp với người anh TQ dù muốn hay không. Song, đón khách TQ là trước mắt… không bằng mọi giá, đón ở giới hạn nào lại phụ thuộc vào từng doanh nghiệp…bởi khi chúng ta cần tiền và sức mạnh của đồng tiền nó sẽ dẫn lối làm ta quên đi mất định hướng cân đối thị trường. Chúng ta cần chuẩn bị cho lâu dài có như thế sự phát triển mới hài hòa và bền vững… và chúng ta sẽ không làm mất đi nhưng thị trường khách giàu có, văn minh….đó cũng là du lịch có trách nhiệm.
Cơ hội phục vụ thị trường khách du lịch Hàn quốc và Nhật bản.
Chính phủ HQ đã tuyên bố chưa cho người dân đi du lịch nước ngoài khi chưa có vacxn. Cho nên thị trường HQ có hưa hẹn trở lại cũng sớm là cuối 2020 và đầu 2011. Nhật bản vẫn còn đang trong dịch nên cũng có thể trở lại cùng thị trường HQ.
Các nước khác sẽ cạnh tranh khốc liệt với VN để kích cầu du lịch nội địa và thu hút khách từ các thị trường này. Nên cơ hội chúng ta có nhưng cũng không hề dễ. Tuy nhiên, chúng ta có lợi thế hơn là điểm đến án toàn ngay cả khi bị dịch bệnh, điều này khiến du khách yên tâm khi đi du lịch ở Việt nam chẳng may bị dịch bệnh. Song đây là rủi ro và thach thức với Việt Nam.
Nhận bao nhiêu, đón phục vụ bao nhiêu? kiểm soát ra sao? à cả vấn đề lớn. Cần có chiến lược, chiến thuật, phương án dự phòng, hiệp đồng tác chiến giả định khi cần…tránh để bất ngờ xảy ra…
Cơ hội phục vụ trở lại các khách du lịch từ thị trường Châu Â, Bắc Âu, Mỹ Úc…
Thị trường này là câu chuyện cơ hội của năm 2021 nếu dịch được kiểm soát. Bởi Châu Âu đề nghị gia hạn cấm nhập cảnh đến 15/6/2020. Sau khi trở lại hoạt động cũng cần 1 -2 tháng để trở lại bình thường. Vì các nước này vẫn có nguy cơ cao về bùng phát dịch do chưa hết hẳn dịch mà họ vẫn mở cửa hoạt động trở lại. Dù không mong muốn thì chúng ta vẫn phải lưu ý yếu tố này. Khi quay trở lại họ sẽ dồn niều thời gian để hoàn thành phần nào mục tiêu của năm 2020 dã được xác định từ trước. Có tiền, kinh tế phục hồi rồi họ mới lên kế hoạch và tính đến việc đi du lịch.
Rủi ro vẫn tiềm ẩn từ dịch bệnh và rủi ro từ cơ hôi:
Do tính phức tạp của các bệnh nhân từ dương tính sang âm tính và từ âm tính lại dương tính trở lại lúc nào không hay. Chỉ cần 1 trường hợp dương tính đi du lịch về mới được phát hiện thì điểm du lịch họ đã đến sẽ gặp khó khăn. Nguy cơ cách ly, phong tỏa vẫn có thể xảy ra.
Rủi ro tiềm ẩn cao vẫn là từ dịch bệnh khi khách du lịch đến từ các nước chưa hết hẳn dịch bệnh sẽ làm chúng ta tổn hao nguồn lực hơn, chưa kể đến một số thành phần bất hợp tác, chãnh chẹo, đòi ở 4-5 sao khi cách lý…
Rủi ro từ cơ hội là do quá quá nhiều cơ hội, chúng ta chưa kịp chuẩn bị để đón cơ hội thì cơ hội lại đi mất hoặc nóng vội nắm bắt cơ hội mà thiếu định hướng chiến lược thì sẽ ảnh hưởng đến tổng thể, mất cân đối cơ cấu nghành nghề, gây ra nhiều hệ lụy…
Giải pháp nắm bắt cơ hội và kiểm soát rủi ro:
- Cần xác định rõ cơ hội, lọc cơ hội và chủ động nắm bắt cơ hội…không để các cơ hội có yếu tố bền vững, thiết yếu tuột khỏi tay.
- Tuân thủ các chỉ đạo hướng dẫn của Chính phủ, các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý, tin tưởng và sự chỉ đạo sẽ giúp chúng ta thành công như thắng giặc COVID19 vừa qua.
- Không chủ quan, luôn cảnh giác
- Tham mưu tích cực trong đề phòng các biến cố bất thường sau COVID19 (biển đông vẫn đang nóng và ắt hẳn chúng ta nhớ chỉ sự cố dàn khoan HD981 đã ảnh hưởng đến du lịch như thế nào?)
- Có các phương án kế hoạch giả định, tác chiến trong kinh doanh trong mọi tình huống phải ở thế chủ động
- Cơ cấu lại sản phẩm, cơ cấu lại thị trường
- Cần các gói kích cầu với sự hỗ trợ từ Chính phủ
- Vẫn kiểm soát thu, chi tiêu siết chặt hơn và cơ cấu lại nhân sự
- Ứng dụng 4.0 trong kinh doanh
- Tái cấu trúc lại doanh nghiêp cơ cấu hoạt động theo hướng công nghệ hóa….
Bạn muốn tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, đổi mới, sáng tạo? tham khảo tại đây.